Sự phát triển của trẻ là chuỗi những thay đổi về thể chất, ngôn ngữ, suy nghĩ và cảm xúc xảy ra ở trẻ từ khi sinh ra cho đến khi bắt đầu trưởng thành. Trong quá trình này, trẻ từ sự phụ thuộc vào cha mẹ/người giám hộ cho đến sự tự lập. 

Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố di truyền (gen được truyền từ cha mẹ) và các “sự kiện” trong cuộc sống trước khi sinh. Hành trình phát triển cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường thực tế và khả năng học tập của trẻ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sự phát triển của trẻ bao gồm những gì?

Sự phát triển của trẻ bao gồm toàn bộ các kỹ năng mà trẻ thành thạo trong suốt cuộc đời, bao gồm phát triển về:

- Nhận thức – khả năng học hỏi và giải quyết vấn đề

- Tương tác xã hội và điều tiết cảm xúc – tương tác với người khác và làm chủ khả năng tự chủ

- Lời nói và ngôn ngữ – hiểu và sử dụng ngôn ngữ, đọc và giao tiếp

- Kỹ năng thể chất - kỹ năng vận động tinh (ngón tay) và kỹ năng vận động thô (toàn bộ cơ thể)

- Nhận thức giác quan – tiếp nhận thông tin từ các giác quan và sử dụng chúng

Sự phát triển của trẻ

Trẻ phát triển theo tốc độ riêng của mình. Có rất nhiều hình dạng và kích cỡ khỏe mạnh ở trẻ em. Di truyền, giới tính, dinh dưỡng, hoạt động thể chất, các vấn đề sức khỏe, môi trường và hormone đều đóng vai trò quan trọng trong chiều cao và cân nặng của trẻ, và nhiều trong những yếu tố trên sẽ khác nhau tùy theo từng gia đình.

Tất cả trẻ em đều được đo lường trên một biểu đồ tăng trưởng?

KHÔNG. Bé gái và bé trai được đo lường trên các biểu đồ tăng trưởng khác nhau vì con phát triển theo “mô hình” khác nhau và tốc độ khác nhau. Trẻ sơ sinh cho đến 36 tháng có biểu đồ riêng. Trẻ sau 36 tháng có biểu đồ riêng. Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc trẻ sinh non cũng sẽ có biểu đồ riêng.

Tại sao sự phát triển của trẻ lại quan trọng?

Quan sát và theo dõi sự phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng để đảm bảo trẻ đạt được “các cột mốc phát triển” của mình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nếu theo dõi tiến trình phát triển của trẻ ở các mốc tuổi cụ thể theo các khung thời gian, bố mẹ có thể biết rằng con đang “đúng hướng” với độ tuổi của mình. Bên cạnh đó, việc theo dõi các mốc phát triển này cũng hữu ích trong việc phát hiện sớm các vấn đề bất thường trong hành trình phát triển ở con.

Việc phát hiện và can thiệp sớm những thách thức trong quá trình phát triển của trẻ sẽ giảm thiểu những bất lợi với trẻ sau này. Điều này thường được thực hiện thông qua việc khám định kỳ, khi trẻ có vấn đề về sức khỏe… hoặc là thông qua các đánh giá kỹ năng ở trường mầm non…

Tuy nhiên, điều quan trọng mà bố mẹ cần nhớ là mặc dù sự phát triển của trẻ có thể dự đoán được, nhưng mỗi trẻ đều có hành trình phát triển riêng biệt và có khung thời gian đáp ứng với các cột mốc phát triển khác nhau.

Các vấn đề trong sự phát triển của trẻ

Sự đánh giá chi tiết từ chuyên gia hoặc bác sĩ sẽ cung cấp thông tin rõ ràng về các thách thức phát triển và mức độ quan tâm, cũng như giúp xây dựng kế hoạch cụ thể để vượt qua những thử thách đó. Bởi vì quá trình phát triển của trẻ liên quan đến đồng thời nhiều kỹ năng, việc tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia có thể mang lại nhiều lợi ích.

Các vấn đề xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như di truyền, hoàn cảnh trước khi sinh, và nhiều yếu tố khác. Sự chẩn đoán cụ thể từ chuyên gia hoặc bác sĩ sẽ cung cấp những thông tin rõ ràng về các vấn đề ở trẻ, và chính họ sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể để con đối mặt và vượt qua những bất lợi đó.

Vượt qua những thách thức trong quá trình phát triển là rất quan trọng để tối đa hóa tốc độ phát triển, giảm thiểu khoảng cách của trẻ và bạn cùng trang lứa, đảm bảo trẻ có cơ hội phát triển toàn diện và tích hợp một cách nhất quán vào môi trường xã hội.