Phát triển không phải là một cuộc chạy đua về đích. Và không có con đường cố định nào cho sự phát triển của trẻ. Mặc dù vậy, có một loạt các cột mốc được quốc tế công nhận mà hầu hết trẻ em đều đạt được ở một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, các cột mốc đó chỉ để tham khảo, bố mẹ không nên bị áp lực bởi chúng. Nếu cha mẹ lo lắng, hãy cho con đến bác sĩ để kiểm tra trước khi đưa ra kết luận.
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là một yếu tố vô cùng cần thiết thúc đẩy sự phát triển tối ưu ở trẻ. Hoạt động thể chất rất quan trọng bởi chúng giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, cho trẻ cơ hội khám phá, giúp trẻ suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Hoạt động thể chất còn giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển các cơ bắp quan trọng.
Để hỗ trợ sự phát triển cho trẻ, cha mẹ nên tạo nhiều cơ hội để con được vận động thể chất, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Sức khỏe và Hạnh phúc
Trong những năm đầu đời, những bệnh vặt thường ngày ở trẻ là điều có thể đoán trước được. Trẻ thỉnh thoảng bị bệnh là một phần trong quá trình phát triển hệ thống miễn dịch của con. Các bệnh như cảm lạnh, đau bụng và đau tai đều có thể là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng hay ảnh hưởng lâu dài nào. Tuy nhiên, một số bệnh ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Các bệnh mãn tính hoặc tình trạng bệnh lâu dài có thể gây bất lợi, cũng như tạo thành tình trạng khuyết tật.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nếu bố mẹ đang lo lắng rằng con mình không đạt được các mốc phát triển quan trọng - những dấu hiệu then chốt của sự phát triển thể chất và tinh thần - thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là bố mẹ buộc phải có sự tư vấn chuyên nghiệp, có thể là bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia phát triển trẻ em để thực hiện một đánh giá toàn diện. Việc kiểm tra này vừa xác định các bất thường trong sức khỏe của con, vừa cung cấp cho bố mẹ một hướng dẫn rõ ràng và thiết thực về các bước tiếp theo, đảm bảo trẻ có sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời để phát triển một cách tốt nhất.
Hàng xóm và bạn bè
Trong những năm đầu đời của trẻ, việc hình thành các mối quan hệ tích cực với bạn bè và hàng xóm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng. Tương tác với cộng đồng theo nhiều cách tích cực cũng hỗ trợ sự phát triển này. Ví dụ như đưa con đến các sân chơi, công viên, nhóm bạn bè con thích... cũng như tham gia đầy đủ các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Để trẻ phát triển tối ưu, tất cả sáu yếu tố đó nên "góp mặt" trong cuộc sống của trẻ. Mỗi yếu tố trên đều đóng một vai trò quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất mà còn cả về mặt tinh thần, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và xã hội một cách toàn diện.
Nhưng để tất cả những yếu tố này thực sự "góp mặt" và phát huy tối đa hiệu quả, bố mẹ và người chăm sóc cần có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chúng và biết cách kết hợp linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp con khỏe mạnh và tự tin trong tương lai.